(ĐTĐ) – Khi cảm thấy đau lưng do hỏng xương sụn, chúng ta thường tìm mọi cách để giảm đau. Đồng thời, ta vấp phải những sai lầm trong dùng vật lý trị liệu, mang áo chỉnh hình và tập thể dục. Những sai lầm đó là gì và khắc phục chúng ra sao?
Nắn bóp
– Sai lầm thứ nhất: Bắt đầu chữa trị mà không cần khám ở phòng khám.
Trước khi đến gặp nhân viên y tế để nắn bóp, cần chụp X- quang xương sống. Những cảm giác khó chịu ở lưng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiên trọng hơn. Như khối u chẳng hạn. Trong trường hợp có khối u thì không được nắn bóp…
– Sai lầm thứ hai: Nhờ sự giúp đỡ của những người không chuyên nghiệp.
Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều thực hiện liệu pháp này, nhưng các chuyên gia thì không nhiều.
Bác sĩ có kinh nghiệm phải xem người trước đã chẩn đoán bệnh của bạn ra sao, chỉ sau đó mới tiến hành nắn bóp. Ngay cả trong trường hợp bị hỏng xương sụn thật sự, cũng không phải bao giờ cũng nắn bóp được.
– Sai lầm thứ ba: Lầm tưởng nắn bóp sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
Bạn cần nhận thức được rằng không thể nào chữa khỏi được bệnh hỏng xương sụn. Có thể xua đi những cảm giác khó chịu, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh để cải thiện cuộc sống, nhưng cần chăm sóc lưng thường xuyên và liên tục.
Cũng không nên tin những người nắn bóp nếu họ hứa rằng có thể nắn chỉnh lại đốt sống bị trật. Trật đốt sống là ca nghiêm trọng, chỉ có thể chỉnh lại qua phẫu thuật. Ngay cả phẫu thuật cũng không phải luôn luôn thành công.
Mặc áo chỉnh hình
– Sai lầm thứ tư: Mặc áo chỉnh hình trong một thời gian dài:
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Đương nhiên, khi đau lưng do hỏng xương sụn, việc mắc áo chỉnh hình có thể giúp loại trừ những cảm giác khó chịu. Nhưng chỉ 3 tháng sau, các cơ lưng bắt đầu yếu đi. Hậu quả là có thể bạn suốt đời phải đeo đai đỡ lưng.
Vì vậy chỉ cần mặc áo chỉnh hình nếu bạn làm công việc nặng hay chẳng hạn như khi phải ngồi làm việc lâu…
– Sai lầm thứ năm: Từ bỏ không dùng những phương pháp chữa bệnh khác.
Nên nhớ rằng áo chỉnh hình chỉ là phương tiện trợ giúp để nâng đỡ cột sống một cách thích hợp và không làm căng cứng lưng. Lý tưởng nhất là để các cơ lưng làm việc đó. Vì vậy tập thể dục là điều cần phải được chú ý trước tiên.
Tập thể dục
– Sai lầm thứ sáu: Tự chọn những bài tập thể dục.
Mỗi vùng đốt sống cần có những bài tập riêng mà chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới được chỉ định…
– Sai lầm thứ bảy: Bắt đầu tập nặng.
Cần nhớ rằng khi bị đau lưng thì các cơ của cột sống bị yếu đi. Những bài tập nặng và khó chỉ làm cho tình hình xấu đi. Vì vậy muốn khôi phục phong độ cho cơ thể thì cần tiến hành từ từ.
– Sai lầm thứ tám: Phải thực hiện một tổ hợp những bài thể dục cân đối. Cứ 3 tháng phải thay những bài tập theo lời khuyên của bác sĩ.
Nhưng mọi người cứ lầm tưởng rằng tập thể hình, tập yoga hay những bài tập thời thượng là có thể thay thế những bài tập chữa bệnh. Trên thực tế không phải như vậy. Chúng chỉ có tác dụng phòng ngừa thôi. Chỉ nên coi chúng là công cụ hỗ trợ khi cơ lưng đã cứng cáp trở lại.
Cần lưu ý rằng cùng với tuổi tác, xương bị loãng cần phải được bổ sung canxi để tăng cường cho sự chắc khỏe của xương.
Nguồn Nongnghiep.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !