(ĐTĐ) – Đau lưng và cơ xương nhức mỏi là một triệu chứng khá phổ biến của nhiều chị em sau sinh, vì cơ thể lúc này phải trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt thời gian mang thai và những nỗ lực để sinh nở thành công.
Thời kỳ mang thai, tử cung phát triển, bụng bầu căng ra và làm dãn cơ bụng của người mẹ. Điều này gây áp lực lên các cơ bắp như cơ lưng, cơ chân… Giai đoạn chuyển dạ, cơ bắp của người mẹ cũng phải hoạt động hết công suất… Tất cả những nguyên nhân này khiến nhiều chị em sau sinh bị đau lưng, nhức mỏi xương.
Sau sinh: Lưng và cơ xương đau nhức
Sau khi sinh em bé, chị Nguyệt Minh (27 tuổi, Kim Ngưu, Hà Nội) thường bị nhiều cơn đau lưng nhức mỏi xương khớp hành hạ. Chị Minh chia sẻ: ”Mình đã tìm hiểu và biết thông tin này từ trước nhưng nghĩ rằng nó chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, hiện tượng đau lưng này sẽ tự động hết. Thế nhưng đã gần nửa năm mà cơn đau lưng của mình vẫn chưa giảm”.
Chị chia sẻ thêm rằng, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức lưng là do chị lên cân vù vù trong khi mang thai cho dù sau khi sinh chị đã trở lại tình trạng ”nguyên đai nguyên kiện” như hồi con con gái.
Giờ đây, khi đã đi làm trở lại, phải ngồi nhiều ở văn phòng khiến ”bệnh” đau lưng của chị càng có xu hướng… trầm trọng hơn.
Chườm lưng bằng lá ngải cứu rang nóng và tập thể dục
Để có sức khỏe chăm con, chị Nguyệt Minh quyết định không thể để tình trạng này kéo dài. Chị áp dụng tất cả các biện pháp giảm đau có thể và rút ra những biện pháp sau là hợp với mình nhất.
Chị chia sẻ rằng cơn đau sẽ giảm ngay tức khắc khi chườm lưng bằng ngải cứu (đặc biệt là lá già). Bước đầu, chị lấy lá ngải cứu đem rửa sạch, rồi trộn lẫn cùng một nhúm muối hạt to, sau đó cho hỗn hợp đó lên chảo và rang đều lên.
Sau đó ”nhồi” hỗn hợp này vào một cái túi vải hoặc bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau. Chị chườm đều đặn hàng tối trước khi đi ngủ và thấy hiệu quả rõ ràng, cơn đau giảm hẳn đi.
”Làm theo cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô cùng, cứ như được massage lưng vậy. Nếu trước đây cứ nằm xuống đệm dù đệm cứng hay mềm, lưng mình đều bị đau thì giờ đây, sau mỗi lần chườm xong, mình thực sự ngủ ngon giấc và không bị trở mình nhiều như trước nữa”, chị nói.
Khi rang ngải cứu và cho vào trong túi, chị lưu ý rằng nên cân nhắc nhiệt độ phù hợp trước khi đặt lên lưng để tránh bỏng rát vùng da.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Khi được biết tập thể thao cũng là một cách ”nói không” với chứng đau lưng và nhức mỏi xương, chị đã lên tinh thần tập luyện đều đặn các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và một lịch tập yoga thường xuyên hàng tuần vào 3 ngày cố định. Dù hiện giờ chị khá bận với việc trông bé và công việc ở cơ quan nhưng hàng ngày, chị vẫn luôn dành thời gian riêng cho việc luyện tập.
Những bài tập luyện chuyên cho phần lưng và động tác đi bộ chậm rãi khiến chị giảm đau lưng và đỡ mỏi xương rất nhanh.
Massage lưng, vai, gáy nhẹ nhàng mỗi sáng
Một nguyên nhân khác khiến chị bị đau lưng, mỏi cơ xương là tư thế bế con sai. Chị chia sẻ: ”Trước đây, khi cho con ‘ti’, do chưa biết cách lại chiều con, bé cứ ọ ẹ là mình lại cưng nựng bế ẵm nên tình trạng mỏi lưng, nhức xương ngày càng tăng”.
Biết vợ đau lưng, mỏi vai sáng nào anh xã nhà chị cũng massage nhẹ nhàng lưng, vai, gáy cho vợ. Chị chia sẻ, những động tác massage tuy đơn giản nhưng cũng có hiệu quả tốt cho lưng, giảm mỏi cơ, nhức xương.
Xoa bóp lưng, vai một cách nhẹ nhàng sẽ gây phản ứng tốt, làm tăng nguồn lưu thông máu. Xoa bóp lưng, vai thường xuyên giúp khôi phục khả năng hoạt động của các tế bào, cơn đau sẽ tan biến dần.
Sau khi áp dụng một loạt bí quyết trên, chị Minh thấy hoàn toàn khỏe mạnh, những cơn đau lưng, xương như trước xuất hiện ngày càng ít. Thay vì nghiến răng chịu đau và cầu mong sự khó chịu này qua đi, bạn hãy chọn cho mình một cách giảm đau lưng, cơ xương hiệu quả nhé!
Nguồn Afamily.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !