(ĐTĐ) – Trong trường hợp cong vẹo cột sống có cấu trúc sẽ ít nhiều gây biến dạng, xoáy vặn, ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng. Dạng này cần theo dõi và điều trị kịp thời.
Học sinh bị cong vẹo cột sống do phải học thêm quá nhiều – nguy cơ này ít được cha mẹ lưu tâm nhưng lại được bác sĩ khuyến cáo nhiều do tỷ lệ học sinh đi học thêm có nguy cơ gia tăng cong vẹo cột sống cao hơn nhiều so với nhóm không học thêm. Nghiên cứu tại TP Huế cho thấy, tỷ lệ cong vẹo cột sống của nhóm học sinh (HS) học thêm trên 10 giờ/tuần (49,1%), cao hơn so với nhóm học thêm dưới 10 giờ/tuần (37,5%).
Nguyên nhân khiến trẻ cong vẹo cột sống
Nhiều trường học hiện nay bàn ghế không đạt chuẩn khiến tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống cao gấp 2,6 lần các trường đạt chuẩn. Một số khảo sát cho thấy, ở Hà Nội 100% bàn, ghế không đúng kích thước, hầu hết cao hơn tiêu chuẩn ở cả 3 cấp học. Tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng hầu hết bàn, ghế quá cao, không phù hợp cơ thể học sinh.
Ngoài vấn đề kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh, tư thế ngồi học sai như: Nghiêng, vẹo đầu, xoay vặn người, ngồi lệch một bên, do lao động nặng quá sớm, tư thế bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ, đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên… cũng là những nguyên nhân khiến trẻ cong vẹo cột sống.
Ngoài ra, trẻ thường thích xem tivi, chơi máy tính… sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao, gây căng thẳng thần kinh, quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống. Theo nghiên cứu, nhóm học sinh không có thói quen tập thể dục, thể thao có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn so với nhóm thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao.
Nên khám và điều trị sớm
Bệnh cong vẹo cột sống không có cấu trúc (cột sống không biến dạng, không xoáy vặn, các đốt sống ở vị trí bình thường), có thể can thiệp hiệu quả. Trong trường hợp cong vẹo cột sống có cấu trúc sẽ ít nhiều gây biến dạng, xoáy vặn, ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng. Dạng này cần theo dõi và điều trị kịp thời.
Nguy hiểm nhất là cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể khiến học sinh ngồi học không ngay ngắn, cản trở đọc, viết, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, phát triển khung chậu. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho con kiểm tra 6 tháng/lần, tập vật lý trị liệu, thể dục, chế độ học tập, vui chơi hợp lý để giữ ổn định cột sống.
Nếu phát hiện cong vẹo cột sống sớm, trước khi trẻ đạt đến tuổi phát triển hệ xương đầy đủ thì có thể không phải mổ vẫn điều trị được. Ở mức độ trung bình có thể nẹp hoặc mặc áo cong vẹo cột sống, kết hợp với tập thể dục thể thao. Nếu nặng hơn mới phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Muốn giảm tỉ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống, trường lớp cần đảm bảo quy định vệ sinh trường học, cải tạo phòng học xuống cấp, đảm bảo vệ sinh chiếu sáng… Chương trình giáo dục thể chất nhà trường cần có các bài tập thể dục phòng chống cong vẹo cột sống. Ngoài ra, hàng năm cần tổ chức khám, phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở học sinh để kịp thời điều chỉnh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Các bậc cha mẹ cần giúp con lập thời gian biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt và học tập. Thường xuyên kiểm tra lưng để phát hiện sớm các dấu hiệu cong vẹo cột sống.
* Các số liệu trong bài không có ý nghĩa thống kê.
(**) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn Giadinh.net.vn
Originally posted 2010-12-20 06:40:13.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !