(ĐTĐ) – Bệnh liệt hai chi dưới do tổn thương tuỷ sống cho đến nay vẫn là một bệnh nan giải. Vẫn chưa có một biện pháp khả thi nào có thể phục hồi hoàn toàn cho bệnh nhân. Rắc rối chính là vấn đề thần kinh và sự vận động của cơ. Gần đây người ta đã tìm ra một biện pháp điều trị liệt với những chứng cứ khoa học mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh.
Những câu hỏi?
Mặc dù sự vận động chân phụ thuộc vào rất nhiều thành tố như não bộ, tiền đình, tiểu não, tuỷ sống. Nhưng tuỷ sống là chặng trung gian cuối cùng trong chuỗi dẫn truyền thần kinh vận động. Mọi xung động thần kinh dù từ não bộ hay tiền đình đều phải đi qua khâu trung gian này và sẽ được làm mạnh mẽ hoá trước khi đi vào chân. Như vậy, cho dù chúng ta có hoàn hảo về não bộ, bình thường hoá đôi chân nhưng lại khiếm khuyết trong chức năng tuỷ thì kể như sự vận động là bằng không.
Có một điều không may mắn là những tai nạn tại tuỷ sống lại thường có tình trạng tổn thương tuỷ mức độ nặng, làm cho tuỷ hoặc bị đứt, hoặc bị chết tế bào thần kinh không hồi phục. Vì thế mà biến chứng đáng ngại nhất trong điều trị các tổn thương tuỷ là sự mất chức năng hoàn toàn của bộ phận tối quan trọng này.
Sự nan giải chính là ở chỗ tuỷ sống được cấu tạo từ những mô thần kinh. Những mô này nổi tiếng là đặc biệt và dày đặc kết nối. Một khi chúng tổn thương rồi thì chúng không có tế bào thay thế. Tức là một tế bào chết thì tế bào bên cạnh không thể sinh sản hay phân chia để thay thế được. Mà cho dù có những tế bào thay thế thì việc thực hiện nối lại những mạng lưới thần kinh hoàn hảo thực quả là khó.
Làm thế nào mà có thể sản sinh ra những tế bào thần kinh thay thế? Làm thế nào mà những tế bào thần kinh “hậu duệ” này kết nối lại tới những cơ của chân? Làm thế nào mà những tế bào thần kinh tân tạo này có thể thực hiện được những chức năng vận động như kẻ tiền nhiệm của nó? Đó là những câu hỏi không hề dễ trả lời. Người ta chưa thể tìm ra được một biện pháp nào có chút hy vọng để làm được điều này. Những bệnh nhân bị liệt vẫn không có tương lai thay đổi cho đến khi tế bào gốc ra đời.
Tái tạo khả năng vận động cho chuột bị liệt
Tế bào gốc ra đời năm 1998, nó đã đem lại cho y sinh học những khả năng đầy thú vị. Dựa vào đặc tính có thể biến hoá thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể, dù đó là tế bào cao cấp nhất, tế bào thần kinh,
Thử nghiệm tái tạo lại khả năng vận động sau liệt được tiến hành đầu tiên tại Mỹ vào năm 2006. Vào thời điểm này thì sự thu thập và xử lý tế bào gốc không còn là vấn đề khó. Người ta đã biết cách làm thế nào có được một tế bào gốc hoàn hảo, làm thế nào mà có thể điều khiển được những tế bào này. Vấn đề còn lại chỉ là hiệu quả đến đâu.
Cuộc thí nghiệm được thực hiện trên 15 con chuột bị liệt. Toàn bộ 15 con chuột này đều bị gây liệt bằng cách làm chết tuỷ sống mà không làm tổn hại tới cột sống, bộ phận chứa nó. Sau 6 tháng, người ta đã quan sát kết quả và thấy một hiện tượng khá thú vị. Trong số 15 con chuột được điều trị bằng tế bào gốc, có tới 11 con có khả năng cử động được chân sau, một điều mà trước kia người ta đã tiến hành thử bằng nhiều biện pháp mà chẳng ăn thua. Mặc dù những cái chân sau của chuột thí nghiệm mới chỉ tập tễnh nhưng nó đã đem lại nhiều hy vọng vào việc phục hồi tế bào thần kinh cho bệnh liệt trong tương lai. Kiểm định hoá những sự biến đổi này thực chất là gì, người ta đã phẫu tích và thấy rằng, tổng số 11 chuột có tất cả 125 nhánh nối thần kinh được hình thành, trong đó có 50 nhánh nối đi vào đúng cơ chân, tức là trung bình có 2 nhánh nối hoàn hảo vào chân mỗi con chuột. Đây quả là những thành tựu vô cùng sáng lạn.
Bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm điều trị liệt.
Một thử nghiệm khác lại tiếp tục được thực hiện tại Đại học California (Los Angeles, Mỹ). Cuộc thử nghiệm này được tiến hành sau cuộc thử nghiệm trên 3 năm. Nó được tiến hành vào năm 2009 nhằm kiểm định xem những con chuột liệt có thể phục hồi được tới đâu. Lần này họ cũng thử nghiệm với những con chuột mà hai chân sau của chúng bị liệt hoàn toàn. Chúng không hề có một cử động tự động nào, dù nhỏ trước thử nghiệm.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Họ đã sử dụng tế gốc phôi thai để thực hiện điều trị. Kết quả đã tiến triển hơn một bước nữa. Vài tháng sau điều trị, các chân liệt không chỉ cử động mà còn tập tễnh đi được. Chúng đã có thể nhấc chân để nâng cơ thể đi vài bước nhúc nhắc. Tiến hành trị liệu vận động sau 6 tuần, người ta thấy những chú chuột này có thể thực hiện được những động tác phức tạp như lùi, sang ngang và tiến thì nhanh gần như cũ. Điều này chứng tỏ thần kinh đã được phục hồi rất ấn tượng.
Và bước tiến sang người
Nếu như trước kia người ta rất lo lắng về điều trị bệnh liệt thì nay những mối lo lắng ấy đã giảm đi một nửa. Đó là vì người ta đã tìm ra một biện pháp điều trị liệt với những chứng cứ khoa học hẳn hoi. Chỉ có điều tất cả chỉ là ở động vật thực nghiệm. Nửa lo lắng quan trọng thứ hai đó chính là kết quả trên người liệu như thế nào, chưa ai dám chắc.
Nhằm giải toả mối vấn này, người ta luôn mong mỏi thực hiện thử nghiệm trên người, dù chỉ một lần. Và điều đó đã thành hiện thực. Một bệnh nhân đầu tiên đã đồng ý thử nghiệm. Đó là một sinh viên người Mỹ 21 tuổi. Anh này tên là T.Q.J. Atchison, một sinh viên y khoa. Anh này đã bị tai nạn ô tô vào tháng 9 năm 2010. Kết cục sau tai nạn, anh bị liệt không thể đi được. Nhưng mong mỏi có thể trở lại cuộc sống huy hoàng, anh đã đồng ý thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu tế bào gốc Geron (Mỹ).
Tại đây người ta đã điều khiển tế bào gốc phôi thai biến thành tế bào thần kinh đệm và cấy ghép vào tuỷ sống. Người ta hy vọng rằng, tế bào này có thể sửa chữa và phục hồi được các tế bào thần kinh. Nếu không, thì chí ít chúng cũng giúp tái tạo bao myelin, một bao chức năng của các sợi thần kinh vận động.
Mặc dù chưa thể nói được gì vào thời điểm này, sau phẫu thuật chưa đầy 1 tháng, nhưng người ta đang rất hồi hộp chờ tin tốt lành. Bởi nếu có thành công, thì đây sẽ là sự kiện tiêu biểu nhất để thay đổi, mở ra một chương mới cho phác đồ điều trị liệt hai chi dưới.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !