SKĐS – Shock phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, nguy kịch và dễ nguy cơ tử vong, phát sinh khi có sự xâm nhập của dị nguyên vào cơ thể.
Sốc phản vệ có đặc điểm tăng tính thấm thành mạch, phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn ( phế quản và ruột ) dẫn đến truỵ tim mạch, suy hô hấp và rất dễ gây tử vong. Shock phản vệ 2 pha là shock phản vệ tái phát sau khi hết triệu chứng ban đầu, mà không tiếp xúc lại với chất gây dị ứng, chiếm tỉ lệ khoảng 20% các trường hợp shock phản vệ. Shock phản vệ pha 2 thường quay lại sau 1-8 giờ, có thể kéo dài 5 – 32 giờ. Độ nặng của shock phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, hàm lượng, thời gian và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Phần lớn tử vong do shock phản vệ là không thể dự báo trước được.
Dị nguyên gây shock phản vệ thường có 4 nhóm chính: Thuốc ( dị nguyên phổ biến nhất, trong đó shock phản vệ do thuốc cản quang chiếm tỉ lệ 1/5000 ); Thức ăn; Nọc côn trùng; và dị nguyên theo đường hô hấp ( ví dụ phấn hoa ). Các con đường đưa dị nguyên vào hay gặp nhất là đường tiêm ( tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da ) và đường tiêu hoá, trong đó đường tiêm tĩnh mạch là phổ biến nhất.
Sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng”, nghĩa là với cùng một liều lượng, tốc độ và thời gian hấp thụ, phơi nhiễm, shock có thể xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác. “Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, đây là yếu tố người thầy thuốc điều trị không thể xác định và tiên đoán. Do vậy không nên nghi ngờ hay vội vàng giải thích thiếu thận trọng các sự cố y khoa, đặc biệt các sự cố gây chết người do sốc phản vệ, là vì sai sót hay quy trách nhiệm cho người thầy thuốc. Phải nói rằng khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng như vậy, nhất là khi shock phản vệ cướp đi tính mạng của người bệnh, luôn là nỗi kinh hoàng, ám ảnh và là điều không mong muốn, ngoài năng lực dự đoán của tất cả các bác sĩ.
Về tỉ lệ shock phản vệ do thuốc cản quang Ultravist dùng trong chẩn đoán hình ảnh, theo một thống kê quốc tế là có 10 trong số 1142 bệnh nhân, trong đó có tới 7 bệnh nhân tử vong trong vòng khoảng 5 ngày sau xuất hiện shock (//www.rxlist.com/ultravist-side-effects-drug-center.htm).
Hiện nay, do số bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh tăng nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang nói chung và Ultravist nói riêng cũng tăng. Nhiều trường hợp mặc dù phát hiện sớm, xử trí chính xác và kịp thời cũng không tránh khỏi tử vong. Đấy là lý do bệnh nhân luôn phải kí cam kết trước mọi thủ thuật, can thiệp và trong nghề Y không thầy thuốc nào có thể nói trước được 100% các can thiệp chẩn đoán, điều trị sẽ thành công, không xảy ra tai biến.
Mỗi năm tại toàn thế giới có hơn 70 triệu thăm dò chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang, riêng ở Mỹ có ít nhất 10 triệu người [4]. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm: chụp tủy, chụp mạch (chụp mạch não), chụp tĩnh mạch, chụp tiết niệu, chụp đường mật ngược dòng (ERCP), chụp khớp gối, chụp CLVT. Phản vệ xảy ra chủ yếu khi dùng thuốc cản quang dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Phát hiện nhanh phản vệ thuốc cản quang -9% Bán chạy Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng Giá gốc là: 3.600.000₫.3.290.000₫Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam [DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn) 10.990.000₫
-6% Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới Giá gốc là: 3.700.000₫.3.490.000₫Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
BH 20 năm Năm 2006, hội thảo về định nghĩa và xử trí phản vệ Hoa Kỳ, báo cáo lần thứ hai đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán phản vệ [3], chúng tôi xin tóm lại như sau: Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên (thuốc cản quang) từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau đây: (1) Các dấu hiệu da niêm mạc (phát ban toàn thân, ngứa khắp người, sưng nề môi-lưỡi-lưỡi gà) (2) Dấu hiệu hô hấp bị tổn thương (khó thở, co thắt phế quản, rút lõm lống ngực, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy hoá máu) (3) Tụt huyết áp hoặc có các dấu hiệu của tụt huyết áp (giảm trương lực cơ, ngất, đái ỉa không tự chủ) (4) Liên tục có biểu hiện triệu chứng dạ dày ruột (đau quặn bụng, nôn) Trong đó triệu chứng ở da có thể không có hoặc không nhận biết được ở gần 20% các trường hợp. Nếu không có dấu hiệu da niêm mạc thì ít nhất phải có một trong hai dấu hiệu (2) hoặc (3). Ở dấu hiệu (3), tụt huyết áp có nghĩa là huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa sụt so với huyết áp cơ bản > 30%; với trẻ em phải theo bảng phân loại chi tiết sau: từ 1 tháng – 1 năm (< 70 mmHg); từ 1- 10 tuổi (70 mmHg + 2 x tuổi); từ 11 tuổi trở lên giống người lớn (<90 mmHg) được gọi là tụt huyết áp. BS. Hoàng Bùi Hải |
TS.BS Nguyễn Tiến Quang
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !