SKĐS – Trĩ là căn bệnh thường gặp, diễn biến theo từng đợt, lại ở vị trí “nhạy cảm” nên người bệnh thường “ngại” đi khám. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức nếu người bệnh không đi khám, điều trị đúng và kịp thời dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh sau này.
Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức về căn bệnh mà nhiều người mắc nhưng ít người dám nói ra.
Phóng viên (PV): Xin bác sĩ cho biết tại Trung tâm hậu môn trực tràng, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh trĩ như thế nào? Làm thế nào để biết một người mắc bệnh trĩ, thưa PGS?
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng: Tại phòng khám của chúng tôi có rất nhiều bệnh nhân đến khám các bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh lý đại trực tràng hoặc bệnh lý hậu môn. Trong đó có khoảng 50% bệnh nhân đến chỗ chúng tôi có những triệu chứng và bệnh lý của bệnh trĩ. Trước đây, người ta thường nói về sự hay gặp của căn bệnh này là “thập nhân cửu trĩ”. Theo các thống kê dịch tễ của Việt Nam và thế giới cho thấy có khoảng 50-60% người trưởng thành có triệu chứng của bệnh trĩ.
Về chẩn đoán bệnh trĩ, đây là vị trí giải phẫu thương tổn ở vùng nông, dễ chẩn đoán, người bệnh thường có các dấu hiệu như đại tiện ra máu tươi, có thể máu nhỏ giọt hoặc thành tia. Bệnh này đơn giản nhưng ở vị trí kín đáo, nhất là phụ nữ nên nhóm này thường ngại đi khám. Bệnh tiến triển theo từng đợt, có thể một đợt cấp, sau đó tự diễn biến khỏi. Thứ nữa đây là bệnh rất hay gặp nên nhiều người chủ quan, thường tự chẩn đoán và tự chữa bệnh. Điều này rất nguy hiểm.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và Tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức
PV: Thưa ông, trong quá trình khám và điều trị bệnh trĩ, với tư cách là một bác sĩ ông có lời khuyên nào với những người còn đang băn khoăn chưa biết liệu mình có mắc trĩ hay không?
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng: Tôi có lời khuyên với cả người bệnh và bác sĩ rằng, trước khi chẩn đoán là bệnh trĩ, và đưa ra một phương pháp điều trị, có thể dùng thuốc , thủ thuật hoặc phẫu thuật… hãy loại trừ các bệnh khiến bác sĩ chẩn đoán sai, khiến cho việc chỉ định điều trị trĩ không khỏi. Như một số bệnh ung thư, và polip. Như ung thư vùng hậu môn hoặc polip ở vùng đại trực tràng cũng rất hay gặp. Rất nhiều trường hợp chẩn đoán là bệnh trĩ, khiến bệnh nhân dùng thuốc điều trị của thầy thuốc hoặc tự uống thuốc đông y hoặc đăp thuốc mất 6tháng đến hàng năm không khỏi. Khi đến với chúng tôi thì bệnh ung thư ở vào giai đoạn rất muộn, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng… Vì vậy trước khi tự chẩn đoán cho bản thân là bị bệnh trĩ hoặc các bác sĩ chẩn đoán cho người bệnh, cần xác định rõ có những bệnh ung thư ác tính khác hay không.
PV: Xin ông có thể nói rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay? Đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi không?
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng: Về phương pháp điều trị bệnh trĩ, người ta phân ra làm 3 nhóm. Điều trị nội khoa và chế độ vệ sinh ăn uống. Thứ 2 là can thiệp bằng thủ thuật. Nhóm thứ 3 là phẫu thuật. Có khoảng 90% các trường hợp được chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp bằng thủ thuật, 10% còn lại là chuyển sang phẫu thuật khi các phương pháp điều trị ở trên không hiệu quả. Về các phương pháp phẫu thuật, hiện nay có hàng chục phương pháp. Như phương pháp can thiệp vào búi trĩ, tức là cắt búi trĩ, hay phương pháp can thiệp ở phía trên để giảm cơn đau, như cắt và cố định búi trĩ (phẫu thuật longo) – không can thiệp vào búi trĩ, tránh sa trĩ. …. Các phương pháp này, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 90%. Đối với bệnh trĩ, việc điều trị có khỏi hay không, còn phụ thuộc vào người phẫu thuật. Có người phẫu thuật có thể khỏi 90 -95%, có người phẫu thuật khỏi 70-80%. Đó là do người phẫu thuật đó có đưa ra phương pháp tương ứng với giai đoạn bệnh trĩ, hình thái bệnh trĩ có đúng hay không. Nếu điều trị đúng cách, tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt từ 95 – 100%.
PV: Biến chứng có thể gặp phải của căn bệnh này là gì, nhất là khi người bệnh đến viện muộn, thưa PGS?
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng: Nếu một người mắc bệnh trĩ mà không phát hiện và điều trị, để bệnh tự diễn biến, sẽ có 3 biến chứng có thể gặp phải là chảy máu, sa búi trĩ, tức là khi đi ngoài, búi trĩ sa xuống. Chỉ riêng về vấn đề sa búi trĩ, người ta chia làm 4 mức độ (mức độ 1 có thể tự co lên, mức độ 3-4 là phải dùng tay đẩy lên hoặc búi trĩ nằm ở bên ngoài), điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cũng như vệ sinh ở vùng hậu môn. Biến chứng thứ 3 là búi trĩ bị tắc mạch gây đau, viêm, phù nề, chảy máu, thậm chí có trường hợp tắc mạch gây hoại tử búi trĩ.
PV: Phẫu thuật trĩ có trị dứt điểm được căn bệnh này không, và làm thế nào để phòng tránh tái phát bệnh?
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng: Tỉ lệ tái phát thay đổi tùy theo phương pháp đưa ra có đúng với giai đoạn và hình thái bệnh hay không, thứ 2 là phụ thuộc vào người phẫu thuật viên. Đối với trường hợp điều trị nội khoa, trong những đợt cấp có thể dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc đặt tại chỗ. Nhưng thuốc này có tác dụng cầm máu, tăng sức bền thành mạch, đỡ chảy máu, đau, viêm ở vùng hậu môn. Khi sử dụng thủ thuật, bệnh nhân có thể làm trong ngày và sau 1-2 tiếng được ra viện ngay, tuy nhiên tỷ lệ tái phát của phương pháp này có thể lên tới 50% trong vòng 6 tháng- 1 năm. Nói chung cả nhóm điều trị nội khoa hoặc thủ thuật, bản thân người bệnh cần giữ vệ sinh ăn uống. Như sau khi đi ngoài xong phải vệ sinh vùng hậu môn bằng nước sạch để rửa, không ăn các loại thực phẩm có khả năng gây ra các đợt trĩ cấp, không uống rượu bia, cà phê, nước chè, ăn các gia vị cay nóng (ớt, sả, hạt tiêu), hạn chế các chất gây kích thích. Khi nào có những đợt trĩ cấp nên đến khám thầy thuốc để loại trừ các bệnh khác.
PV: Xin cảm ơn ông.
Hải Yến
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !